Diễn đàn lớp 12A14 (05-08) THPT Vũng Tàu

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp 12A14 (05-08) THPT Vũng Tàu

    những bài học “nhỏ như chiếc kẹo”

    jony3453
    jony3453
    Bé Bự
    Bé Bự


    Tổng số bài gửi : 77
    Age : 34
    Pet : những bài học “nhỏ như chiếc kẹo” Pet-hamster
    Points : 11832
    Registration date : 08/03/2008

    những bài học “nhỏ như chiếc kẹo” Empty những bài học “nhỏ như chiếc kẹo”

    Bài gửi by jony3453 Thu Mar 27, 2008 11:47 am

    .
    Ta đã làm anh và ta biết quá. Làm anh sao cho em yêu ta, làm anh sao cho em
    không giận ta mách mẹ, làm anh sao cho em noi theo ta làm những việc tốt, làm
    anh sao cho em cảm thấy bên người anh mình không trở lạnh…? Ai làm anh cũng sẽ
    hỏi. Ai làm anh cũng sẽ thấy khó. Nhưng đơn giản lắm: “Ai yêu em bé/Thì làm được thôi”!



    Làm
    cháu cũng vậy: “Bé thế mà khoẻ/Vì nó thương
    ông”
    . Cậu bé nhỏ như ta, nhìn lại thấy bé xíu cũng như những viên
    bi bé xíu, nhưng có thể dìu ông bị thương bước lên thềm nhà. Việc ấy khó, sức
    người không làm nổi, cô giáo bảo ta rằng có những việc ta phải dùng lòng thương
    và tình yêu mới làm nổi.



    Ấy,
    đó là bây giờ nhớ lại mới hiểu được vậy, ngày ấy bé lắm, đôi lúc ta chỉ biết học
    thuộc lòng! Biết rồi quên rất nhanh, nhớ rồi bâng quơ không hiểu. Ta cũng
    thương em, thương ông chẳng hạn nhưng thương những kiểu khác cũng nên, không
    thương giống lời cô dạy. Hoặc tệ quá, ta không thương nhiều như đã học!



    Bây
    giờ ta hiểu rõ và hiểu thêm: Tình yêu,
    lòng thương có thể giúp người làm được nhiều hơn những điều khó khăn như thế
    !
    Thương cha mẹ nhiều hơn ta sẽ là con ngoan, không thường tự thấy mình còn nhiều
    hư hỏng; thương em gái nhiều hơn, không thường thấy có lỗi lớn với em mình;
    thương anh chị em ta nhiều hơn, không thường thấy đã có những ngày nông nổi và
    có lẽ vẫn chưa thôi; thương bạn bè nhiều hơn, không tự thấy ta nhiều khi đáng
    trách; thương người ta thương yêu nhiều hơn, không tự thấy ta đang thật tệ… Bài
    học ấy, nhỏ ư?



    2.
    bài toán về tỉ lệ nghịch. Cứ cái này lớn thì cái kia nhỏ, cái ngày nhiều thì
    cái kia ít, cái này ngắn thì cái kia dài… Hồi ấy, ta bé nên chỉ biết nó là phép
    toán. Phép toán của những con số, của những đáp án mà ta phải thực hiện trên
    trang vở học trò để trả thầy cô. Còn nhớ, cô dạy ta có mái tóc rất thơm và cái
    mủi rất cao. Ta hỏi cô vì sao phép toán lại không luôn là tỉ lệ thuận với việc
    cái này lớn lên thì cái kia cũng phải lớn theo cho có công bằng. Cô nói với ta
    nhiều lắm, nhưng nhớ lại, ta chỉ biết nó là một công thức mà ta phải học.



    Bây
    giờ ta mới hiểu: Không phải bất kì đáp
    án nào với độ nhiều của những con số ngang nhau trong các phép toán đều là biểu
    hiện của sự cân bằng!
    Nhiều người đói rách bằng nhiều người
    giàu có thừa thải không cho thấy sự cân bằng; nhiều cái xấu bằng nhiều cái tốt
    không cho thấy một sự cân bằng; nhiều lúa gạo, quần áo, xe cộ, nhà cửa bằng nhiều
    bụi bẩn, nhiều sự ô nhiễm, tệ nạn, tiêu cực không cho thấy sự cân bằng…




    người sẽ bảo, có sự cân bằng đó chứ! Có lẽ, nhưng sự cân bằng ấy không ai mong
    muốn, và thế là cuộc đời không cần như vậy lắm. Ta hiểu thế, và biết hơn vì sao
    cần có phép toán về tỉ lệ nghịch. Ta mong muốn và hy vọng những phép toán về tỉ
    lệ nghịch sẽ giúp mẹ cha có nhiều hơn sức khỏe và ít bệnh tật; giúp mọi người hạnh
    phúc và yêu thương nhiều lên còn buồn khổ và thù hận ít đi; giúp…



    Vậy
    đó, cuộc đời đâu chỉ là những phép toán về tỉ lệ thuận duyên dáng thế này: “Càng xa em ta càng thấy yêu em”!...
    còn có thể dù sát cạnh bên em đến không còn khoảng cách, ta cũng nhớ và yêu
    thương em nhiều tương tự thế!



    3.Có một
    chú bò tìm bạn! Ngộ ghê, chú nhìn thấy bóng mình, chợt hỏi bạn trước mắt mình
    sao bạn rất xa. Ta cười vì chú cũng ngờ nghệch như ta! “thấy bóng mình ngỡ ai”!



    Bây
    giờ, ta tự hỏi: Có lẽ trong cuộc sống
    này, đôi lúc ta trở thành cái bóng của mình, rất khác bản thân ta
    !
    Lại đôi khi ta có bạn ta cạnh bên, ta cứ gọi người ở tận đâu xa rồi chợt nhận
    ra dáng hình thân quen bên cạnh! Ta ấm lòng lại và chợt thấy tình thân ái, yêu
    thương rất đổi tự nhiên đến độ không phải cố công kiếm tìm ở đâu trong ảo vọng.



    Hay
    như, một ngày đẹp trời nào đó, ta chợt thấy mình khó hiểu, thậm chí không hiểu
    được một chút gì về bản thân mình, gõ gõ ngón tay vào đầu mình cũng chịu, thế
    là ta ngỡ ta chẳng phải là ta nữa! Lúc đó, bài thơ Chú bò tìm bạn từ thời bé thơ ta học hiện về…



    Trong
    cuộc sống thường nhật, có phải khi nào ta cũng sống như ta hằng muốn đâu. Có lỗi
    lầm, có thất bại, có bế tắc. Khi ấy, ta tìm lại con đường của chính mình, tìm lại
    mình với tình trạng hồi hộp, âu lo, ngờ nghệch và không nhận thấy mình như vốn
    có. Cái bóng của chú bò trong bài thơ thủa bé không chỉ dừng lại ở một góc tuổi
    thơ, không có mặt trong sự trong trẻo hồn nhiên đáng yêu trong dáng vẻ ta ẩn hiện
    ở chú bò, giờ lớn rồi mà ta vẫn thường giật mình khi có lúc bổng thấy đời ta có
    lúc mông lung một cái bóng hình…




    ta đâu muốn mình dễ vở vụn bởi sóng nước lăn tăn gợn nhẹ. Bởi sóng của cuộc đời
    nhiều khi cuộn xối, dập dềnh trôi nổi lật ra biết bao thật ảo buồn đau.



    Bài
    học từ bé thơ, bây giờ vẫn nguyên phần dang dở…



    người đã đến trường, đến lớp để học những bài thơ xinh xắn, những phép toán ngộ
    nghĩnh, cho đến những kiến thức cao, lớn, rộng, xa, mênh mông trải dài trong
    không gian tri thức của loài người. Nhưng chắc chắn, nếu dừng lại ở những bài học
    kia ta đã học, ý nghĩa của của nó cũng nho nhỏ như thường…



    Có những lúc ta dùng những bài học nhỏ của mình lắp ghép vào những mảnh
    đời sôi nổi, mới thấy những gì nhận được lớn đến độ không thể nào cầm giữ bằng
    trí nhớ mình cho những bài học cũ
    . Dù là phép toán, dù là câu thơ,
    dù là con số, sự kiện và hiện tượng nào cũng đã, đang và sẽ từng phút giây tạo
    dựng nên ta, bản thân một thực thể của cuộc đời. Mà cụ thể, chúng ta, mồi một
    CON NGƯỜI.



    CON NGƯỜI. Sản phẩm không hình thành sau một chuỗi
    công đoạn nào được, càng không phải là sản phẩm có thể hoàn thiện tại một thời
    điểm nào được. Ý nghĩa của những bài học của một nền giáo dục cũng vậy, không dừng
    lại mà luôn tiếp nối, luôn vận động và luôn cần được áp dụng vào từng tích tắc
    hoàn thiện bản thân của mỗi một người học trò trong cuộc đời này. Dường như, mỗi
    một chúng ta ít ai lại không may mắn được làm học trò của ai đó trong cuộc sống,
    nên ít ai lại không có cho mình những bài học nhỏ nhưng phải học và sử dụng suốt
    cả cuộc đời.



    Chúng ta, những người may mắn là học trò: Có ai lơ
    đãng quên những bài học nhỏ? Có ai lơ đãng quên sử dụng những bài học nhỏ? Có
    ai lỡ xem những bài học trong đời mình là nhỏ? Có ai lơ đãng quên những người
    đã cho ta những bài học đó?



    Có ai không?


    Không có bài học nào nhỏ cả. Chỉ có một lúc nào đó, ta thấy mình rất nhỏ
    không mang nổi những bài học ta đã nhận được để đi trọn cuộc đời mình.
    Và may mắn cho tất cả những ai mang
    được theo mình những bài học tưởng chừng là nhỏ đó, để ta luôn nhớ rằng,
    cuộc đời mình ta luôn mang theo mình
    bóng dáng những người đã đưa đến cho ta những bài học giúp ta dựng xây nên sản
    phẩm BẢN THÂN.



    Cảm ơn những người thầy vì những bài học con đã từng xem là rất nhỏ!




    Sleep

      Hôm nay: Sun May 19, 2024 6:58 pm